Hướng dẫn làm những thủ tục môi trường trong quá trình thành lập doanh nghiệp

Luật Bảo vệ Môi trường 2014 ra đời kèm theo hàng loạt các Nghị định và Thông tư liên quan đến thủ tục môi trường thành lập doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt kịp, dẫn đến thực hiện sai hoặc không thực hiện yêu cầu pháp luật đưa ra.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Không những ở thành thị mà cả ở nông thôn, số lượng khu công nghiệp, doanh nghiệp ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Hậu quả là ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

 Chính vì vậy, để giám sát và ràng buộc trách nhiệm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đã đưa ra luật Bảo vệ Môi trường kèm theo hàng loạt các Nghị định, thông tư liên quan đến thủ tục về lĩnh vực môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi thành lập và đi vào hoạt động tùy vào quy mô và thời điểm hoạt động mà cần phải đăng ký các hồ sơ môi trường sau:

Trước khi hoạt động

+Kế hoạch BVMT: Áp dụng đối với những dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô không thuộc vào phụ lục II và IV của nghị định 18/2015/NĐ-CP.

+Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Đối tượng doanh nghiệp phải lập ĐTM được quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Nếu đã hoạt động mà chưa có 1 trong 2 hồ sơ trên

+Đề án BVMT đơn giản: Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

+Đề án BVMT chi tiết: được áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và được quy định cụ thể tại  Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

Trong quá trình đoạt động

+Báo cáo giám sát chất lượng môi trường: đối tượng bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường.

+Hợp đồng xử lý chất thải sinh hoạt: Với công ty có chức năng thu gom và xử lý

+Hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp: Với công ty có chức năng thu gom và xử lý

+Đăng ký sổ chủ nguồn thải, hợp đồng xử lý chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Trừ trường hợp:

  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm;
  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ;
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.

            + Xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm, báo cáo khai thác nước ngầm: Các doanh nghiệp có nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hoặc có các công trình khai thác nước ngầm với quy mô 10 m3/ ngày đêm và chiều sâu lớn hơn 20m.

            +Xây dựng hệ thống xử lý khí thải

            +Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xin cấp giấy phép xả thải, báo cáo xả thải: Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng lớn hơn 5 m3/ngày đêm, được quy định trong Nghị định  201/2013/NĐ

            +Báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường

>> Xem thêm: Hướng dẫn lưu trữ chất thải tại doanh nghiệp

— Môi trường Á Châu —