Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký chủ nguồn thải

Luật Bảo vệ Môi trường quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH nộp Sở Tài nguyên và môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH

Chất thải nguy hại là chất thải chứa nhiều yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, dễ gây ngộ độc và đặc tính nguy hại khác.

Đối tượng phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Trừ trường hợp

+Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm;

+Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ;

+Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Hồ sơ đăng ký để được cấp sổ chủ nguồn thải

+Đơn đăng ký (mẫu tại Phụ lục 6 (A) Thông tư 36/2015/TT-BTNMT);

+01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;

+Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ Chất thải nguy hại.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp sổ

Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.

SCNT chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở.

Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho Chi cục BVMT.

>> Xem thêm: Những khó khắn trong vấn đề xử lý chất thải tại doanh nghiệp?

— Môi trường Á Châu —