Công nghệ xử lý nước thải sản xuất đường mía

Nước thải sản xuất đường mía có thành phần rất phức tạp với nồng độ rất cao bao gồm các chất hữu cơ, nito, photpho, dầu nhớt, chất rắn lơ lững…đòi hỏi phải có các quy trình xử lý nước thải phù hợp và chuyên biệt. Vậy chúng bao gồm những công trình xử lý nào?

Nước thải của sản xuất đường mía luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ: hợp chất cacbon, nito, photpho rất dễ phân hủy và gây mùi hôi thối gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Chính vì vậy xử lý nước thải sản xuất đường mía là một vấn đề thiết thực để bảo vệ môi trường.

Capture

Quy trình xử lý nước thải sản xuất đường mía (Nguồn: Internet)

Nước thải từ các quá trình sản xuất, được thu gom dẫn về bể điều hòa, trước khi đến bể điều hòa, nước thải đi qua song chắn rác thô để loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn, đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị ở các công đoạn sau.

Từ bể điều hòa, trong một số trường hợp nước thải được bơm đến bể tách dầu bằng phương pháp tuyển nổi, chúng sẽ được thu bằng các phương pháp thủ công hoặc tự động.

Tiếp ngay sau đó, nước thải chảy qua bể keo tụ tạo bông, nhằm mục đích loại bỏ lượng lớn các chất rắn lơ lửng. Tại đây, các chất phụ trợ như phèn và polymer sẽ được châm vào theo định lượng các hạt keo ở trạng thái mất ổn định bắt dính lại với nhau để tạo các hạt lớn hoặc bông cặn, được loại bỏ khỏi nước tại bể lắng.

co-che-qua-trinh-keo-tu-tao-bong-0

Trạng thái của các hạt keo trong bể keo tụ tạo bông (Nguồn: Internet)

Nước tự chảy sang bể lắng 1 để loại bỏ các cặn lắng và nước được thu qua máng răng cưa để thu nước và chuyển sang bể kị khí UASB để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ. Trong điều kiện kỵ khí các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và sinh ra các khí như metan, CO2, các chất hữu cơ đơn giản.

Sau khi được xử lý sinh học, hỗn hợp nước và bùn được dẫn sang bể lắng, bùn lắng xuống đáy bể và được dẫn ra bể chứa bùn chờ nén lại để chôn lấp hoặc dùng để làm vật liệu xây dựng… Còn nước thải được khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây hại.

Sau khi khử trùng, nước thải đạt quy chuẩn môi trường QCVN 40/2011BTNMT cột A, được xả vào nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường được thiết kế có nhiều ưu điểm, phù hợp với nồng độ ô nhiễm của nước thải, có tính linh hoạt cao, có cả bể lắng cát, điều hòa, tiếp nhận, phù hợp với lượng nước thải lớn và dao động. Công nghệ xứ lý bao gồm có cả kỵ khí, lọc, hóa lý, đảm bảo xứ lý với tải trọng ô nhiễm cao.

  • Chi phí vận hành thấp
  • Dễ vận hành
  • Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
  • Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
  • Có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải mía đường, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.

—Môi trường Á Châu—