Chất thải rắn – Thách thức các đơn vị quản lý

Ước lượng đến năm 2020, chỉ riêng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị sẽ vào khoảng 22 triệu tấn/năm, trong khi đó nguồn lực và công nghệ xử lý chất thải rắn chưa đáp ứng kịp. Đây một thách thức lớn cho các đơn vị thu gom xử lý chất thải và các cơ quan quản lý.

Hiện nay, với mức sống của con người ngày càng cao và quá trình đô thị hóa diễn ra một cách chóng mặt, lượng CTR thải ra môi trường ngày càng lớn với các thành phần đa dạng và phức tạp từ các loại CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt, xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Lượng chất thải phát sinh trung bình của mỗi người là 0,35 – 0,8 kg/người.ngày, phụ thuộc vào mức sống và trình độ phát triển của từng khu vực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, năm 2014, tổng lượng CTR sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54% ), còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã, thị trấn. Dự báo tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22 triệu tấn/năm.

chat-thai-ran
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thiết bị, công nghệ và nguồn lực xử lý CTR chưa đáp ứng?

Trong khi lượng rác gia tăng nhanh chóng thì nguồn lực, cơ sở thu gom và trang thiết bị xử lý CTR lại chưa đáp ứng kịp. Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các vùng ngoại thành chỉ đạt khoảng 65%. Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt khoảng 85-90% và chất thải nguy hại được thu gom mới chỉ đạt 60-70%.

Thêm vào đó, các phương pháp xử lý CTR ở nước ta chưa thực đáp ứng, phương pháp phổ biến nhất là chôn lấp, ủ vi sinh, đốt và hóa rắn (xử lý rác nguy hại cũng như rác thải y tế. Các phương pháp này không xử lý được hoàn toàn CTR và sinh ra các chất ô nhiễm thứ cấp như nước rỉ rác, khói thải…

Ngoài ra, việc quản lý và xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn do ý thức phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện tốt, khiến lượng rác phải xử lý tăng cao, gây áp lực lớn cho các đơn vị xử lý và nguồn ngân sách nhà nước. Nghiêm trọng hơn, việc tuân thủ pháp luật môi trường trong xử lý CTR tại doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc.

Vậy làm thế nào để khắc phục?

Giải pháp không quá khó và phức tạp, nhưng chúng ta cần thực hiện quyết liệt hơn nữa trong truyền thông tác hại rác thải đến môi trường sống, thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, tăng chế tài quản lý chất thải, siết chặt hoạt động xử lý CTR, xây dựng hệ thống quản lý GIS vào thu gom,…

Để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và người dân. Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến từng cho rằng môi trường bị ô nhiễm càng lâu thì việc khắc phục, xử lý càng khó khăn, tốn kém và hệ quả ảnh hưởng đến môi trường và con người ngày càng lớn. Do đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do CTR đang là một vấn đề cấp bách cần sự chung tay của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

—  Công ty Môi trường Á Châu  —

>> Xem Thêm Ưu Đãi Đến 40% Chi Phí Xử Lý Chất Thải Hưởng Ứng Ngày Môi Trường Thế Giới.