Bất Ngờ với cách làm giàu từ phế liệu vải vụn chai nhựa.

Tưởng chừng là những thứ rác thải giẻ vụn, giấy vụn, chai nhưa phải vứt đi nhưng bạn sẽ bất ngờ khi chúng được tận dụng tái chế vừa để làm giàu vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Làm Giàu Từ vải vụn 

Cách đây hơn chục năm, trong một lần lau nhà, chị Trịnh Bé Đào ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nảy ra ý tưởng tận dụng vải vụn và cây gỗ có sẵn ở địa phương làm cây lau nhà. Nghĩ là làm, chị Đào đã mở cơ sở sản xuất cây lau nhà, thảm… để cung cấp cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận. Chị Đào tâm sự: “Từ những mảnh vải vụn, tôi thuê lao động làm thành những cây lau nhà và thảm lau chân. Đối với cây lau nhà, lúc đầu cán được làm bằng cây trúc, dần dần cải tiến làm bằng cán nhôm, cán nhựa, inox, phần vải niềng được bắt ốc, vít… sản phẩm ngày càng bền, đẹp, giá cả phải chăng phù hợp túi tiền người dân” lại góp phần bảo vệ môi trường vì tái sử dụng sản phẩm phế thải từ vải vụn bỏ đi.

115594_10__90645_906_8133104

Vải vụn có thể tận dụng để làm ra những chiếc gói handmade xinh xắn như thế này.

Đổi đời từ thu mua phế liệu

Đồng vốn bỏ ra ít, thu lợi nhuận trên từng loại phế liệu không nhiều nhưng nếu cố gắng bám trụ và buôn theo số lượng lớn thì lợi nhuận khá cao. Anh Phùng Thanh Thắng chia sẻ: “Thu nhập theo tháng thì tôi không ước lường được vì có tháng làm nhiều, tháng làm ít nhưng tính bình quân một năm thì lợi nhuận từ 500 – 700 triệu đồng. Có năm làm ăn được thì trên 700 triệu đồng…”Đồng vốn bỏ ra ít, thu lợi nhuận trên từng loại phế liệu không nhiều nhưng nếu cố gắng bám trụ và buôn theo số lượng lớn thì lợi nhuận khá cao. Anh Phùng Thanh Thắng chia sẻ: “Thu nhập theo tháng thì tôi không ước lường được vì có tháng làm nhiều, tháng làm ít nhưng tính bình quân một năm thì lợi nhuận từ 500 – 700 triệu đồng. Có năm làm ăn được thì trên 700 triệu đồng…”

ve-chai2_zeki

Sau nhiều năm làm nghề thu mua phế liệu anh Phùng Thanh Thắng đã “tậu”  được những chiếc xe tải để chuyên chở phế liệu đi tái chế

Với khoản thu nhập cao như vậy, không chỉ anh Thắng, bà Biểu mà còn nhiều chủ tiệm thu mua ve chai khác có cơ hội đổi đời. Sau nhiều năm kiên trì trụ lại với nghề, hiện nay anh Phùng Thanh Thắng đang là chủ của một đại lý thu mua ve chai lớn ở quận 11, có 4 xe tải chuyên vận chuyển phế liệu đã được phân loại bán cho các nhà máy và cơ sở tái chếVới khoản thu nhập cao như vậy, không chỉ anh Thắng, bà Biểu mà còn nhiều chủ tiệm thu mua ve chai khác có cơ hội đổi đời. Sau nhiều năm kiên trì trụ lại với nghề, hiện nay anh Phùng Thanh Thắng đang là chủ của một đại lý thu mua ve chai lớn ở quận 11, có 4 xe tải chuyên vận chuyển phế liệu đã được phân loại bán cho các nhà máy và cơ sở tái chế.

Những thứ tưởng chừng vứt đi đấy, nó không có giá trị với người này nhưng lại có ý nghĩa với người khác và thậm chí đã trở thành cơ hội không chỉ để mưu sinh mà còn có thể làm giàu. Từ việc mở đại lý thu mua phế liệu, họ đã vượt nghèo và làm giàu từ những thứ bỏ đi.

“Khi kiếm được một số vốn kha khá hơn, tôi sẽ chuyển sang nghề cho thuê xe vận chuyển hàng…”, anh Thắng nói về mong ước của mình.

Xem cách người Nhật Làm Giàu Từ Rác Thải

Hàng ngày, một lượng lớn vỏ chai nhựa được cho vào thùng rác. Ô nhiễm chất thải rắn trở thành một vấn đề của nhiều thành phố. Tuy nhiên, ở thành phố Kawasaki (Nhật), Công ty Pet Refine Technology (PRT) lại đang ăn nên làm ra nhờ việc gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sinh.

Mỗi ngày, PRT thu mua rác thải là những vỏ chai nhựa từ các thành phố như Tokyo, Kawasaki… để tái chế chúng. Giá thu mua rất rẻ nên đầu vào khá thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Cũng theo bà Toshiko Ito, mỗi năm nhà máy xử lý được 680.000 tấn chai nhựa. Dù chi phí thu mua thấp nhưng bà từ chối trả lời mức doanh thu và lợi nhuận vì đây là “bí mật kinh doanh”.

 

Rac bien thanh tien 2

Các loại chai nhựa thải ra hàng ngày là rất lớn.

Từ những chai nhựa bỏ đi, qua quy trình tái chế phức tạp thì cho ra sản phẩm hạt nhựa trắng để tái chế ra chai nhựa mới. Sản phẩm hạt nhựa của PRT được xuất sang nhiều nơi, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Đại diện PRT khẳng định, dây chuyền tái chế của công ty là hiện đại nhất thế giới và hiện chỉ có một nhà máy này do công ty chưa tính tới việc chuyển giao công nghệ, dù nhiều đối tác đã đến chào mua.

Vốn đầu tư nhà máy tái chế rác nhựa này là 20 tỷ Yên (khoảng 177 triệu USD, tương đương 3,78 nghìn tỷ đồng). Chi phí đầu tư nhà máy không quá lớn so với quy mô một phần quan trọng nhờ công ty phát minh ra được dây chuyền tái chế, thay vì đi mua. Vì thế, tài sản quý giá nhất của công ty được cho là dây truyền tái chế rác hiện đại.

>> Xem Thêm Các Loại Phế Liệu May Mặc Được Thu Mua Giá Cao