Cần biết khi chọn ram máy tính

RAM máy tính là gì?
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).

can-bao-nhieu-ram-la-du[1]

RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.

Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).

RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

Nguyên tắc chọn RAM

Trước tiên, điều cần thiết bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Nếu không chắc chắn, hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết. Nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức:

Lấy bus CPU chia 2

Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: 800/2 = 400 MHz.

Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, bạn sẽ chấp nhận tính ổn định của nó sẽ không cao, và phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng.

Muốn ổn định hơn, bạn chọn loại RAM trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston…, bù lại bạn sẽ tốn thêm từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn. Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp và phải chấp nhận giá cao

Một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm:
– Số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM: loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ.
– RAM một mặt hay hai mặt: một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 rất hay kén với RAM một mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này.
– Chíp hàn hay chíp dán: Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ…

Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn.

RAM cao cấp và khả năng đáp ứng

Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.

Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent.

Nếu chọn RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), bạn phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel)

Tuy nhiên, dù cho bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp của bạn vẫn có thể bị “ăn vạ” vì lỗi RAM (Dumb memory), đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, đừng bị shosk khi gặp sự cố này.

Bổ sung RAM cho PC
Bổ sung RAM cho PC thường sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho số tiền đầu tư nâng cấp của bạn, Nhưng nhớ mua đúng thanh RAM cho PC. Có rất nhiều chủng loại RAM cho PC: Bạn muốn dùng SDRAM, PC100, loại không kiểm tra lỗi (nonparity) hay DIMM không có bộ đệm? Tại sao không bằng lòng với DDR SDRAM, PC2700 hay CL2.5?
Hãy tiến hành theo các bước sau:

– Đọc kỹ lại tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống của mình để xác định các loại RAM mà bo mạch chính hỗ trợ. Có thể vào website của hãng sản xuất để tìm.
– Trước khi mua bộ nhớ, bạn phải xác định rõ dung lượng tối đa của môđun nhớ: Bạn phải biết chắc dung lượng tối đa của môđun nhớ mà PC hỗ trợ. Không mua loại môđun lớn hơn so với khả năng thích ứng của các khe cắm bộ nhớ trên bo mạch chính.

– Xác định chủng loại RAM và môđun: Có 4 chủng loại RAM sau: DRAM (EDO hoặc FPM), SDRAM, DDR SDRAM hay RDRAM. Bốn loại RAM này được gắn trên một trong ba loại môđun: SIMM, DIMM, hoặc RIMM.
Hầu hết các máy đều chỉ hỗ trợ một loại RAM và một loại môđun, cho nên không được dùng lẫn nhiều loại cùng lúc. Có một bo mạch chính chấp nhận hai loại RAM, nhưng cùng lúc chỉ cho phép dùng một loại.

– Xác định tốc độ bộ nhớ: SDRAM, DDR SDRAM và RDRAM đều có tốc độ tương đương hoặc cao hơn tốc độ bus hệ thống của PC, tức là tốc độ dữ liệu di chuyển giữa CPU và RAM. Nếu hệ thống của bạn được trang bị PC66 SDRAM, bạn có thể dùng PC100 SDRAM để thay thế và đạt tốc độ nhanh hơn, nếu bus hệ thống trong PC của bạn hỗ trợ tốc độ cao hơn. Tuy nhiên nếu bạn dùng lẫn RAM có tốc độ khác, tất cả các RAM sẽ hoạt động ở tốc độ của chip nhớ chậm nhất.

– xác định các băng nhớ: Trong một số PC, khe cắm gần CPU nhất – thường gọi là băng 0 (bank 0) – phải được cắm trước rồi mới đến các khe khác. Thường băng 0 phải gắn môđun RAM dung lượng lớn nhất (nếu bạn dùng nhiều môđun có dung lượng khác nhau). Không có quy tắc cố định, cho nên bạn phải đọc kỹ tài liệu của PC.

– Xác định tính năng Nonparity hay Error-correcting code / EEC: Nếu hệ thống của bạn hỗ trợ khả năng kiểm tra lỗi bộ nhớ (ECC) và có trên 512 MB RAM thì nên mua bộ nhớ ECC dù đắt hơn một ít. Đa phần các môđun nhớ bán trên thị trường đều thuộc loại nonparity (không có kiểm tra lỗi).

– Xác định chỉ số CAS (colum address strobe): Chỉ số xếp hạng CAS – hoặc CL càng thấp càng tốt. Bộ nhớ SDRAM có các loại CL2 hoặc CL3, còn DDR SDRAM thì có các loại CL2 hoặc CL2,5. Trừ phi bo mạch chính yêu cầu phải có chỉ số CAS hoặc CL nhất định, còn thì nên chọn môđun có chỉ số này thấp hơn (nhanh hơn). Giá cả có khác nhau cũng không đáng kể. Xin nhắc lại, nếu bạn dùng lẫn các loại môđun có tốc độ khác nhau thì tất cả sẽ hoạt động ở tốc độ của môđun thấp nhất.

>> Danh sách ram cũ giá rẻ