10 điều cần biết về thủ tục môi trường thành lập doanh nghiệp

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Không những ở thành thị mà cả ở nông thôn thể hiện ở số lượng khu công nghiệp, doanh nghiệp ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng, hậu quả là ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Chính vì vậy, để giám sát và ràng buộc trách nhiệm đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đã quy định các tổ chức, doanh nghiệp khi thành lập và đi vào hoạt động cần phải hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ, thủ tục môi trường sau:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM): khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp cần phân tích, dự báo các yếu tố của hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên và từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ khi dự án được triển khai. Đối tượng doanh nghiệp phải lâp ĐTM được quy định tại Phụ lục II Nghị định18/2015/NĐ-CP.
  • Cam kết bảo vệ môi trường: trước đây nhiều doanh nghiệp (được quy định ở Điều 29 Nghị định 29/2011/NĐ-CP) phải làm cam kết bảo vệ môi trường, nhưng trong quá trình thực thi thủ tục này đã nảy sinh nhiều bất cập do đó nó đã bị chấm dứt hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường: thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường (trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005) được áp dụng đối với những dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô không thuộc vào phụ lục II và IV của nghị định 18/2015/NĐ-CP. Các doanh nghiệp này phải chưa được thi công xây dựng và hoạt động.
  • Lập các đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản: được áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được (quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được (quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng lớn hơn 5 m3/ngày đêm được quy định trong Nghị định  201/2013/NĐ-CP.
  • Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm, giếng khoan, sông hồ: Các doanh nghiệp thuộc diện này là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hoặc có các công trình khai thác nước ngầm với quy mô 10 m3/ ngày đêm và chiều sâu lớn hơn 20m.
  • Đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty đều ít nhiều tạo nên chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Đây là yêu cầu khá quan trọng, các doanh nghiệp cần có báo cáo môi trường định kỳ để đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường cũng như góp phần ngăn ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến thiên nhiên xanh. Theo quy định nhà nước các đối tượng phải thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Lập báo cáo hoàn thành nội dung đánh giá tác động môi trường: Áp dụng cho các doanh nghiệp đã lập báo cáo ĐTM, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành ĐTM để xác nhận với cơ quan chức năng việc thực hiện
  • Lập báo cáo hoàn thành nội dụng đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Doanh nghiêp sau khi hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết và các cam kết trong hồ sơ doanh nghiệp cần hoàn thành báo cáo để trình lên sở tài nguyên môi trường.

Trong thời gian, khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, sự uy tín và thương hiệu của một doanh nghiệp không dừng lại ở chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường mà người tiêu dùng và đối tác của doanh nghiệp còn quan tâm đến trách nhiệm của quý doanh nghiệp đối với môi trường. Để đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ khác, doanh nghiệp cần am hiểu và tuân thủ đầy đủ các thủ tục của Bộ Tài nguyên Môi trường và Nhà nước đã đưa ra.

>> Xem thêm: Những khó khăn khó khăn trong vấn đề xử lý chất thải tại doanh nghiệp.